Tào Tháo bắc phạt Nhạc_Tiến

Tập kích

Nhạc Tiến tham gia vào trận Quan Độ năm 200, trận đánh chủ chốt giữa hai thế lực mạnh nhất bấy giờ tại phương Bắc, giữa Tào Tháo và Viên Thiệu. Trước khi Tào Tháo mang đại quân đến, Nhạc Tiến được giao vài nghìn binh mã để chi viện cho Vu Cấm ở Diên Thành (延津). Sau khi hợp quân với Vu Cấm, hai người tuyển chọn ra 5000 tinh binh gồm kị bịnh và bộ binh, tấn công bất ngờ các trại của Viên Thiệu dọc bờ Hoàng Hà ở phía Tây Nam Diên Thành đến tận Ký Châu. Đốt được hơn 30 trại, giết được hàng nghìn quân Viên Thiệu, bắt sống hơn nghìn sĩ tốt, hơn 20 tướng lĩnh của Viên Thiệu, trong đó có Hà Mao(何茂), Vương Mỗ(王摩).

Các trận đánh lớn giữa Viên Tào

Sau đó, Tào Tháo cử Vu Cấm ra đóng tại Viên Vũ ( (原武; nay là Nguyên Dương, Hà Nam), còn Nhạc Tiến thì về cùng đại quân Tào. Nhiều trận đánh lớn diễn ra sau đó, Viên Thiệu bị thiệt mất nhiều viên đại tướng, đáng kể có Nhan Lương, Văn Xú nhưng vẫn có nhiều quân hơn Tào Tháo, và ra sức uy hiếp quân Tào. Trận chiến đã kéo dài nhiều tháng, lương thực của quân Tào gần cạn. Tào Tháo đang muốn lui binh, thì nhận được tin tình báo rằng lương thực của quân Viên Thiệu chứa hết ở Ô Sào(烏巢), do tướng Viên Thiệu là Thuần Vu Quỳnh coi giữ. Tào Tháo quyết tâm đặt cược vào thông tin này, chọn Nhạc Tiến làm tiên phong cho nhiệm vụ liều lĩnh này, dẫn 5000 kị binh tiến vào Ô Sào. Lợi dụng trời tối, Nhạc Tiến và Tào Tháo giả làm quân Viên Thiệu đi tiếp ứng Ô Sào, qua mắt được lính đi phòng, sau đó đốt sạch lương thảo của Viên Thiệu. Thuần Vu Quỳnh chống trả quyết liệt với đội quân lớn hơn của mình, nhưng bị Nhạc Tiến giết trong lúc hỗn độn. Đánh úp Ô Sào đã giúp Tào Tháo giành được thuận lợi cực kì to lớn, mang tính quyết định tại Quan Độ.

Sau khi Viên Thiệu thua trận và chết vào năm 202, Tào Tháo tiếp tục tấn công các con của Viên Thiệu ở Ký ChâuU Châu. Nhạc Tiến đánh bại đại tướng của Viên Thượng, Nhan Kinh làm cho anh em họ Viện hoảng sợ mà bỏ thành chạy trốn trong đêm. Nhạc Tiến được phong làm Du Kích Tướng Quân (游擊將軍), theo Tào Tháo vây Nghiệp Thành, sau đó phá được.

Năm 205, trong trận Nam Bì, Viên Đàm thân chinh mang quân phản công lại Tào Tháo, gây tổn thất nặng nề cho đội kị binh tinh nhuệ của Tào Tháo là đội Hổ Báo Kị (虎豹騎). Nhạc Tiến dũng mãnh trèo lên tường thành đầu tiên, mở cửa đông để quân Hổ Báo Kị trả thù bằng cách lấy đầu của Viên Đàm.

Năm 206, Tào Tháo viết sớ lên Vua Hán Hiến Đế, ca ngợi công lao của Nhạc Tiến, Vu Cấm và Trương Liêu trong chiến dịch Bắc Phạt, Nhạc TIến được phong làm Chiết Xung Tướng Quân (折衝將軍) bởi Hán triều cho công lao của ông.

Dẹp loạn

Cao Cán, con rể Viên Thiệu sau khi hàng Tào, nay lại làm phản, Nhạc Tiến được điều đi dẹp loạn. Nhạc Tiến dẫn quân đi đường vòng, đánh thốc vào sườn của quân Cao Cán. Cán phải lui binh về Hồ Quan lợi dụng địa hình dễ thủ khó công mà thủ. Nhạc Tiến tuy đánh thắng nhiều trận, nhưng địa hình khó khăn, Cao Cán lại giữ vững nên không đánh bại được. Khi cứu viện của Tào Tháo đến, mới phá được Hồ Quan, quân thủ thành bị giết sạch. Sau đó, Nhạc Tiến và Lý Điển được giao làm tiên phong đánh quân cướp biển chỉ huy bởi Quản Chửng (管承), hai người đánh bại được quân cướp và bắt Quản Chửng phải đầu hàng. Khi đó, Kinh Châu vẫn chưa bình định được, Nhạc Tiến được cử ra giữ ải Dương Trạch.